Suy nghĩ khác biệt về xe hơi giữ người giàu, người nghèo

Ngày nay động lực làm giàu và kiếm tiền đang ngày càng bùng lên. Mọi mặt đời sống xã hội đều chú trọng đến kinh tế, sự phát triển về kinh tế là động lực quan trọng với xã hội. Sang thế giới xe hơi để mua được xe và giàu có cũng cần nhiều quan điểm tích cực

Nếu bạn từng đọc tác phẩm “Cha giàu, cha nghèo” bạn sẽ thấy được những quan điểm khá hay về suy nghĩ của người giàu, người nghèo và ứng dụng trong cuộc sống.  Ứng sang thế giới xe hơi, cần phải có suy nghĩ tích cực lạc quan hơn. Để bạn giàu có và sở hữu được xe hơi, nhà lầu.

1, Người giàu coi tiết kiệm là quan trọng để mua xe ô tô; người nghèo không cần tiết kiệm cứ chi tiêu trước mắt

Với những người đang làm kinh doanh, hay bất cứ công việc gì để kiếm tiền. Để mua được một chiếc xe ô tô dù làm ra tiền nhiều đến đâu. Họ cũng thừa hiểu rằng phải tiết kiệm mới mua được xe.

Người giàu, người nghèo khác nhau suy nghĩ

Ở đây việc tiết kiệm không phải là hà tiện hay sống khổ sở. Tiết kiệm ở chỗ họ làm ra tiền nhưng họ chi tiêu vừa đủ cho cuộc sống cá nhân, gia đình. Họ không tiêu thừa bứa, ăn hàng, ăn quán, chi tiêu những món đồ vô bổ. Với họ làm ra 10 triệu thì tiêu 5 triệu cho cuộc sống. 2 triệu cho các việc xã hội và 3 triệu cất két hàng tháng. Nghĩ thì ít nhưng 2 vợ chồng đã có 6 triệu hàng tháng cất đi và nhân với 1 năm trung bình họ đã có 70 triệu đồng. Và sau 5 năm duy trì họ đã có thể mua được 1 chiếc xe ô tô mới đẹp.

Không ít người kiếm ra 20 triệu / tháng. Đến cuối đời vẫn luôn nghèo khổ. Họ dại ở chỗ họ tiêu sạch 20 triệu đồng đi mà không dư đồng nào tiết kiệm. Trên thực tế ở 1 thành phố lớn thì mức tiêu trung bình 8 triệu đồng / người đã đủ đáp ứng gần như mọi yêu cầu cơ bản. Thế nhưng nhiều người tiêu 20 triệu thậm chí phải vay thêm để chi tiêu.

2, Người giàu trân trọng xe hơi và giữ gìn xe từng tí một; người nghèo thấy xe đắt tiền tỏ vẻ ghen ghét, nói xấu, có xe cũng không quý

Một nghịch lý đang diển ra. Càng người giàu có, đi xe càng đắt tiền. Họ càng biết quý trọng, giữ gìn và yêu quý xe hơi. Chăm sóc xe cẩn thận từng tí một như vợ hai. Với họ chiếc xe vừa là phương tiện đi lại. Vừa là người bạn, người vợ 2 gắn bó với mình.

Người giàu, người nghèo khác nhau gì

Còn những người nghèo đôi lúc nhìn thấy người đi xe sang, xe siêu sang thì lại ghét. Dù họ không biết đó là loại xe gì, giá trị bao nhiêu và còn không bao giờ được ngồi lên xe đó nhưng họ sẽ thường nói “Xe dán lô gô ấy mà”, hay “Xe xấu”, Xe nhiều tỷ thì họ “dìm hàng” nói giảm giá xe đi nhiều, hay họ tỏ vẻ xe bình thường ấy mà…. Trên thực tế đó chỉ là các chiêu trò để “giấu nghèo” và “tự an ủi mình nghèo mà thôi”, một số người thì họ nói như vậy để tỏ ra vẻ hiểu biết, sành điệu là am hiểu xe ô tô . Nhưng thực ra đang ngồi xe máy, xe đạp vài triệu và chả biết một chút gì về xe ô tô mà đi gần xe vài tỷ thì nói gì người khác nghe cũng chả tin, họ chỉ nể người đi xe sang đắt tiền. Họ còn buồn cười người đang chém gió và cho rằng “ghen ăn tức ở dìm hàng xe người khác” như vậy càng xấu hổ hơn.

Ngoài ra những người giàu thường đem xe đi rửa, làm đẹp, giữ gìn xe từng tí một. Nhưng một người đang nghèo mà sở hữu xe sang, chả mấy chốc xe thành “chuồng gà” vì họ không biết kiếm tiền và không hiểu giá trị đồng tiền để mua xe lớn như thế nào. Như câu chuyện “Một anh nông dân ở Đức, mẹ mất sớm, đang nghèo. Bất ngờ 1 ngày 1 người đàn ông già đến nhận làm con, nói cậu là con thất lạc do ông ta từng yêu mẹ cậu. Rồi cậu ta đến ở nơi giàu có. Bất ngờ có tiền nhìn thấy gì cậu cũng mua và chi tiêu hoang phí. Đến khi ông bố cậu mất. Lúc này tiền còn lại 1 phần nhỏ. Cậu ta mua 1 chiếc xe sang Mercedes S class đắt tiền và đi lại, nhưng vốn không biết giữ cậu ta chở hết đồ này đồ nọ trên xe, làm xe rách, xước sơn cũng không sửa… đến 1 ngày công ty phá sản, coi như toàn bộ tài sản bán đi để trả nợ, sau khi bán hết cậu này tay trắng. Còn chiếc S class tài sản lớn nhất nhưng do cậu ta dùng như phá mà xe nhìn cũ nát hẳn sau 3 năm. Nếu lúc đó bán đi có khi cậu ta vẫn đủ tiền mua nhà nhưng do xe cũ giá giảm mạnh, chỉ đủ cậu ta có tiền mua đất mà thôi.

3, Người giàu là những người thích đồ sang trọng, đắt tiền, hoàn thiện cao; người nghèo luôn thích thứ rẻ nhất

Những người giàu có, thành công khi kiếm được tiền. Họ sẽ gom góp để mua những thứ sang trọng nhất và phù hợp nhất. Giá sử khi họ kiếm được 1 tỷ có thể họ sẽ mua 1 chiếc Mercedes C class hơn 1 tỷ. Nhưng họ nghĩ sử dụng xe lâu dài và xe nhiều chức năng, tốt hơn, êm hơn. Họ sẽ kiên trì khi đủ 2 tỷ đồng để mua chiếc E class.

Còn những đại gia siêu giàu. Đang đi xe 5 tỷ nhưng có thể họ sẽ cố gắng làm việc, góp tiền. Sau đó vài năm mua xe 10 tỷ thậm chí 20 tỷ đồng để đi. Họ thừa biết giá trị những xe rất đắt tiền như thế nào. Ngồi rất sướng, hiện đại, an toàn, đẳng cấp, đáng ngưỡng mộ hay hàng khủng.

Người giàu người nghèo hơn nhau những gì

Người giàu luôn mong sử dụng những đồ đắt nhất, đỉnh cao nhất.

Nhưng những người nghèo lại luôn nghĩ đến những món đồ càng rẻ càng tốt. Không ít người còn cho rằng càng rẻ lại càng tốt. Điều đó là quá sai lầm. Người giàu thì mua Vertu, mobiado hàng trăm triệu, iphone vài chục triệu. Nhưng người nghèo lại dùng máy rẻ tiền, máy có xuất xứ Trung Quốc bán theo cân cho rẻ… Nhưng những điện thoại siêu sang như Vertu, Mobiado dùng hàng chục năm không hỏng hay bị xước, cũ. Còn những chiếc điện thoại rẻ tiền dùng một chút đã thấy hỏng, xuống cấp nhanh, thậm chí bị nổ, cháy và còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính vì tâm lý ưa chuộng hàng rẻ nên thấy những đồ đắt tiền họ hay nghi ngờ, không tin tưởng. Hay thấy xe đắt tiền, hàng thật, họ vẫn nghĩ linh tinh. Và chính tâm lý ham rẻ của họ làm cho họ mất động lực phấn đấu, kiếm tiền nhiều hơn. Với họ cái gì cũng rẻ vì vậy mục tiêu họ là phấn đấu ít để mua đồ rẻ.

4. Người giàu luôn nghĩ lớn, giao thiệp với những người giàu có khác

Nếu không phải mình làm, thì có thể là ai được? Đó là lối nghĩ của người giàu. Suy nghĩ và hành động lớn sẽ mang lại ý nghĩa và tiền bạc.

Hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ nhỏ. Vì sao? Đầu tiên là vì sợ. Họ sợ thất bại và sợ cả thành công. Thứ hai, họ nghĩ nhỏ vì họ cảm thấy nhỏ bé. Họ cảm thấy vô dụng. Họ không cảm nhận được mình đủ giỏi và quan trọng để thay đổi cuộc đời của những người khác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump là một người suy nghĩ tầm thế giới và giao thiệp với giới tỷ phú sâu rộng

Người thành công coi thành công của người khác là động lực. Họ xem những người thành công khác là hình mẫu để học hỏi. Họ tự nói với bản thân: “Người khác làm được thì mình cũng làm được”.

Thay vì ghen tỵ, họ biết ơn những người thành công và tự vạch ra kế hoạch để gặt hái điều tương tự. Cách nhanh chóng và dễ dàng nhất là học theo cách mà những người giàu khác kiếm tiền.

Người giàu, người nghèo hơn nhau

5. Quan điểm của ông T. Harv Eker đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi điều gì làm nên sự khác nhau giữa người giàu thông qua cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú”.

  • Người giàu tin rằng: Tôi tạo ra cuộc đời của chính mình. Người nghèo thì nghĩ: Cuộc sống toàn những điều bất ngờ xảy đến với mình.
  • Người giàu tham gia trò chơi tiền bạc để thắng. Người nghèo tham gia trò chơi tiền bạc với hy vọng không thua.
  • Người giàu quyết tâm làm giàu, còn người nghèo chỉ đơn giản là muốn giàu có.
  • Người giàu nghĩ lớn, người nghèo suy nghĩ vụn vặt.
  • Người giàu tập trung vào những cơ hội. Người nghèo nhìn đâu cũng thấy trở ngại.
  • Thái độ với những người người giàu có và thành công: người giàu thì ngưỡng mộ, còn người nghèo lại phẫn nộ.
  • Người giàu kết thân với những người tích cực và thành công, còn người nghèo lại qua lại với những người thất bại và tiêu cực.
  • Người giàu sẵn sàng tôn vinh con người và giá trị của mình. Người nghèo lại có ác cảm với việc bán hàng và quảng bá.
  • Người giàu cho rằng vấn đề chỉ là chuyện nhỏ, tự tin xử lý. Người nghèo chùn bước trước khó khăn, trầm trọng hóa vấn đề.
  • Người giàu là những người rất biết đón nhận. Người nghèo không biết đón nhận.
  • Về chuyện trả công: Người giàu muốn được trả dựa trên kết quả. Người nghèo chọn cách trả theo thời gian.
  • Người giàu muốn đạt được cả 2 thứ: Hạnh phúc và Thành công. Người nghèo cho rằng chỉ có được 1 trong 2.
  • Người giàu tập trung vào tổng tài sản (bao gồm nhà cửa, xe cộ, đất đai,…). Người nghèo chỉ quan tâm tới thu nhập từ làm việc.
  • Người giàu quản lý tiền bạc hợp lý. Người nghèo không biết cách quản lý tiền bạc.
  • Người giàu khiến cho đồng tiền phải làm việc vất vả vì mình, lãi mẹ đẻ lãi con. Còn người nghèo làm việc vất vả để kiếm tiền.
  • Người giàu dù e sợ vẫn hành động. Người nghèo để nỗi sợ hãi chế ngự mình.
  • Người giàu không ngừng học hỏi và phát triển. Người nghèo nghĩ rằng họ đã biết hết tất cả.

THẾ THÀNH / Theo: Tinmoivietnam

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Comment